Cua hoàng đế – King Crab (Paralithodes camtschaticus) rất xứng danh vua của các loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8 mét, nặng hơn 10 kilogram.
Nhưng chúng đắt không phải là vì kích cỡ, mà do công đoạn bắt được nó chẳng hề dễ dàng. Cua hoàng đế trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 – 5,5°C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200, thậm chí là 300m.
Biển lạnh, lại phải đánh bắt dưới đáy biển sâu, rõ ràng để bắt được cua hoàng đế là rất khó khăn. Ấy là chưa kể mùa săn cua hoàng đế thường diễn ra vào tháng 10 – thời điểm các vùng biển phía Bắc trở nên cực kỳ lạnh và hung dữ, vì thế việc đánh bắt càng trở nên nguy hiểm hơn.
Khi mua chân cua hoàng đế về, để rả đông tự nhiên như vậy thịt cua không bị chứa nước.
Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt cua nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.
Cua hoàng đế có giá trị dinh dưỡng rất cao, thớ thịt săn chắc, trắng muốt, ngọt thịt, thoảng hương biển mặn mòi và rất bổ dưỡng. Do vậy, cua hoàng đế là một trong những món thu hút thực khách nhất và chân cua hoàng đế cũng là món ăn được ưa chuộng nhất.
Cua hoàng đế được xem là vua của các loại cua bởi chúng có kích thước khổng lồ, con to nhất có thể lên đến 2m và nặng đến 10kg. Điểm đặc biệt của loại cua này là chỉ có 6 chân và 2 càng, khác hẳn với những loại cua thông thường khác. Phần có giá trị nhất là chân cua bởi đây là nơi tập trung nhiều thịt nhất. Chính vì vậy thông thường các cửa hàng sẽ chỉ bán chân cua thay vì cả con như bình thường.
Đặc điểm về kích thước và hình dáng sẽ cho chúng ta biết được môi trường sống của cua hoàng đế alaska. Chúng di chuyển bằng đôi chân dài và khỏe với phần áo giáp rất cứng và dày, có nhiều gai nhọn xuôi theo thân, những gai nhọn này rất sắc bén, giúp cho cua hoàng đế có lớp bảo vệ bên ngoài hoàn hảo. Vì sống ở những vùng nước trong lành nên thịt cua hoàng đế rất ngon, dai và ngọt thịt, thịt tập trung ở chân cua, do vậy, những chú cua có chân càng to và dài càng có giá trị kinh tế cao.
Mục Lục Bài Viết
Cua hoàng đế sống ở đâu?
Cua hoàng đế là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng như vậy. Vậy bạn đã biết cua hoàng đế sống ở đâu chưa. Loại cua này còn được gọi là cua Alaska, sinh sống ở những vùng biển lạnh giá.
Hiện nay, nơi tìm thấy nhiều cua hoàng đế nhất là ở giữa vùng Viễn Đông ở Nga và Alaska của Mỹ, đây cũng là nơi được đánh giá là một trong những nơi đánh bắt hải sản nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.
Tuy nhiên ở Việt Nam, cua hoàng đế cũng xuất hiện nhiều ở các vùng biển sạch và có nguồn nước trong dọc khu vực duyên hải miền Trung, chủ yếu là cua xanh. Dù vậy, cua hoàng đế Alaska vẫn được thực khách yêu thích và tìm mua hơn bởi loại cua ở đây là cua đỏ, có giá trị dinh dưỡng cao và phần thịt ngon nhất.
Đặc điểm sống của loại cua này là thường sống ở những vùng biển lạnh băng giá, nhiệt độ trung bình rất thấp, chúng sống ở độ sâu 200m đến 300m so với mực nước biển. Thường chui rút và hang và chỉ xuất hiện ra bên ngoài khi có biển động hoặc sóng dữ hoặc khi đến mùa sinh sản. Do đó, việc đánh bắt cua hoàng đế rất khó khăn và có nhiều nguy hiểm.
Cua hoàng đế có 3 loại phổ biến là cua xanh, cua đỏ và cua vàng, trong đó cua đỏ có giá trị nhất vì có nhiều thịt nhất, cũng là loài đánh bắt khó khăn nhất.
Quy trình bắt cua hoàng đế ở Alaska
Khi đã biết được cua hoàng đế sống ở đâu, hãy cùng tìm hiểu ngư dân Alaska bắt loại cua này như thế nào nhé. Ngư dân Alaska thường phải ra khơi bắt cua trong mùa biển động, nhiệt độ dưới 0 độ C, do vậy gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Ngư dân thường sử dụng những lồng bằng thép hình tròn hoặc hình vuông, đan lưới để bắt cua dưới đáy biển. Trung bình mỗi lồng cua có trọng lượng lên đến hàng trăm kg và được kéo lên tàu bằng hệ thống tời và cần cẩu.
Để bảo tồn loại cua này không bị đánh bắt quá nhiều, chính quyền Alaska chỉ cho phép đánh bắt cua vào mùa thu và đầu mùa đông, nước biển đóng băng trên thành tàu khi có sóng lớn hất chúng lên boong.
Một chuyến đi đánh bắt cua hoàng đế của các ngư dân thường diễn ra trong nhiều ngày, thời gian nghỉ ngơi của các thủy thủ là giữa các mẻ lưới. Tuy có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị, nhưng đánh bắt cua hoàng đế vẫn đòi hỏi phải có con người để xử lý.
Các ngư dân phải thường xuyên phá băng bám trên thành tàu nếu không tàu sẽ bị chìm vì quá tải hoặc mất cân bằng. Hoặc khi máy móc kim loại bị kẹt do băng, họ cũng phải tìm giải pháp để kéo lồng cua lên, nếu không sẽ mất trắng trong khi vẫn phải chi trả chi phí nhân công và nhiên liệu.
Sau khi kéo được lồng cua lên, ngư dân không được phép bắt tất cả những con cua họ đánh bắt được. Những con cua hoàng đế còn quá nhỏ sẽ được thả về biển để chúng tiếp tục trưởng thành, và thường họ sẽ không bắt cua cái. Đây cũng là cách để bảo tổn và giúp loài cua này không bị tuyệt chủng.
Tuy là công việc vất vả và nguy hiểm nhưng lại có giá trị kinh tế cao nên vẫn có rất nhiều ngư dân tham gia đánh bắt cua hoàng đế.
Dinh dưỡng từ chân cua hoàng đế:
– Với thành phần dinh dưỡng phong phú. Chân cua hoàng đế không chỉ có hàm lượng protein, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin như A, B1, B2, C… cao, mà cua hoàng đế còn chứa hàm lượng lớn magnesium, axit béo, Omega-3 tốt cho tim mạch, có tính mát thích hợp cho mọi lứa tuổi.