Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ?

vi-sao-nguoi-nhat-khong-an-tom-hum-dat

Mấy hôm nay báo chí Việt Nam có viết nhiều bài  về tôm hùm đất – crawfish ! Đây là món ăn rất được ưa chuộng ở Trung Quốc và Mỹ, nhưng hiện tại trên báo Mira đọc thấy Việt Nam mình đang cấm vì nhiều lý do.

Có nhiều bài báo nói rằng tôm hùm đất có xuất xứ từ Nhật, người Nhật mang đến Trung Quốc và ở Nhật người ta ăn con này ! Nhưng thật sự là người Nhật không phân loại con này là con tôm- Ebi nha các bạn, mà xem là con sâu – Mushi.

Nghe hơi shock ha, con người ta ở chỗ này là tôm hùm mà qua bên đây thành con sâu.  Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? なぜ日本人はザリガニを食べないのですか. Đây là câu hỏi được hỏi rất nhiều trên Google bằng tiếng Nhật luôn !

Đặc biệt có nhiều bài báo ở Trung Quốc cũng viết về đề tài này, vì người Trung Quốc xem tôm hùm đất là đặc sản mà cớ sao người Nhật thì lại hắt hủi đến thế? Sau khi tổng hợp nhiều nguồn thông tin, Mira tìm ra được một số lý do thú vị như sau:

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ?

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

[external_link_head]

Nguồn ảnh Internet – Chú tôm hùm đất trong hồ nuôi thú cưng ở Nhật !

Mira có rất nhiều bạn sống định cư ở Mỹ và thường xuyên thấy các bạn chụp hình những dĩa tôm hùm đất crawfish sốt với bắp rất hấp dẫn. Khi mới đến Nhật thì Mira cũng đi tìm món này ăn thử vì nghĩ người Mỹ ăn thì người Nhật chắc cũng phải ăn chứ.

Nhưng khi hỏi chồng mình thì ảnh trả lời, ở Nhật không ăn con này, nó không có ngon, người ta nuôi làm kiểng mà ! Mà đúng là ở Nhật không ăn tôm hùm đất thật, lý do có thể kể đến như sau:

Trong tiếng Nhật, tôm hùm đất – crawfish được gọi làザリガニ.  Ở Nhật hiện nay người ta nuôi tôm hùm đất để làm Pet- thú cưng, nên món này không được xếp vào thực đơn trong các nhà hàng vì người ta không ăn thú cưng hihi !

Search Internet các bạn có thể tìm thấy nhiều trang tiếng Nhật hướng dẫn cách nuôi thú cưng tôm hùm đất lắm.

Nhưng Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? mà lại dùng nuôi làm thú cưng? Thật ra 40,50 năm trước người Nhật có ăn con tôm hùm đất, nhưng hiện nay thì nhiều người nói rằng ở Nhật có nhiều loại hải sản ngon và dinh dưỡng hơn thì ăn tôm hùm đất chi cho mệt.

Bởi vì con này vỏ nhiều, thịt ít, mà thịt cũng bở chứ không chắc và ngọt thịt.  Nói chung, đối với người Nhật thì ăn như vậy không có ngon !

Người Nhật không phân loại con này là con tôm エビ, mà là con sâu虫 . Tôm hùm đất sống trong ruộng, ao hồ nên đối với người Nhật, thực phẩm này hơi dơ vì có nhiều bùn và mùi hôi tanh.

Thật sự người Nhật chỉ thích ăn hải sản, tức là các loại cua, sò, cá đánh bắt ở đại dương, còn các loại cá sò trong ao ruộng thì họ không thích vì mùi hôi tanh. Nếu có ăn cá trong trong ao suối thì họ chỉ ăn những loại cá sống ở thượng nguồn các dòng suối thác, nơi có dòng nước trong vắt nên thịt cá cũng rất thơm ngon.

Có nguồn thông tin cho rằng những loại tôm hùm đất này không chứa dinh dưỡng mà còn có độc tố. Vì nhiều con sống dưới nguồn nước kênh rạch gần các nhà máy, nơi xả ra nhiều hóa chất độc hại vào các nguồn nước xung quanh !

Ngoài ra người Nhật không ăn những con cua tôm nhỏ, ví dụ như ăn cua thì phải là cua khổng lồ, còn mấy con cua nhỏ nhỏ thì dùng để nấu Dashi nước dùng, chứ họ không ăn trực tiếp !

Kết luận: Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? Có nhiều người Nhật cho rằng vì ở nước họ có nhiều món ăn ngon, có nhiều sự lựa chọn nên không cần phải ăn chi con tôm dính đầy bùn sống trong ruộng đất đó.

Thật ra nhiều người phản đối ý kiến này không đúng vì ở Mỹ, Trung Quốc họ cũng có nhiều món ngon vậy mà sao họ vẫn ăn con crawfish này.

Theo ý kiến cá nhân của Mira thì lý do chính là do khác biệt trong quan điểm và văn hoá ăn uống của người Nhật mà thôi. Người Nhật thường ăn uống rất cầu kì, họ không ăn số lượng mà chủ yếu là ăn chất lượng.

Họ cũng không phải là những người ham khám phá món độc lạ, mà ưu tiên hàng đầu vẫn là dinh dưỡng và vệ sinh ! Trước khi đưa món gì vào miệng thì người Nhật cũng thường tìm hiểu kĩ về dinh dưỡng của món ăn, ăn vào có tốt cho sức khoẻ hay gây độc hại gì không?

Ngoài ra quan trọng là cũng tuỳ khẩu vị của từng người khác nhau nữa, hầu như người Nhật không thấy con tôm hùm đất này ngon !

Người Nhật ăn những loại tôm nào ?

Mà thật sự là nói đến tôm thì ở Nhật có rất nhiều loại tôm ngon, độc và lạ, có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn từ ăn sống như sushi, sashimi đến chiên, nướng ! Mira giới thiệu cho các bạn tham khảo một số loại tôm thường xuất hiện trong món ăn của người Nhật như sau nhé:

  • 甘エビ – Amaebi – Tôm chì Alaska : Bạn nào hay ăn sushi thì sẽ quá quen mặt với em tôm này rồi. Mira cũng mê nhất là em tôm này đó, thịt rất ngọt !

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

Nguồn ảnh Internet – Amaebi thường xuất hiện trong các món sushi, sashimi

  • 車海老 Kuruma Ebi : Tôm he Nhật Bản hay còn gọi là tôm kuruma, cũng còn gọi là tôm thẻ bông hoặc tôm hùm Nhật Bản . Em này hay xuất hiện trong các món Tôm lăn bột Ebi Furai hay Tempura ở Nhật

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

[external_link offset=2]

Nguồn ảnh Internet – Kuruma Ebi thường được sử dụng làm món Ebi Furai

  • 伊勢海老 Ise Ebi Tôm rồng Nhật Bản, Panulirus japonicus là một loài tôm rồng thuộc chi Panulirus. Loài này phát triển lên đến 30 cm.  Loài tôm này là một mặt hàng phổ biến trong ẩm thực cao cấp của Nhật Bản, thường được sử dụng trong các món ăn theo kiểu kaiseki ryouri

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

Nguồn ảnh Internet – Ise Ebi trong các món ăn cao cấp Kaiseki

  • シャコ – Shako – Tôm tít Nhật Bản – Em tôm này cũng thường xuất hịện trong các món sushi nè !

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

Nguồn ảnh Internet – Sushi tôm tít

  • 桜えび Sakura Ebi  được gọi là tôm sakura hoặc sakura ebi. Con tôm màu hồng mờ bắt nguồn từ tên của sakura, từ tiếng Nhật của hoa anh đào. Loài này phát triển đến khoảng 4 – 5 cm và sống chủ yếu ở vịnh Suruga ở tỉnh Shizuoka. Đây là món tôm hoa anh đào đặc sản ở vịnh Suruga gần nhà Mira, trên khắp nước Nhật chỉ có thể đánh bắt tôm hoa anh đào ở đây thôi ! Vì vậy đây cũng là dạng thực phẩm đắt tiền vì sản lượng đánh bắt không nhiều.
  • Ở trên Mira có nói người Nhật không thích ăn con gì nhỏ, nhưng nhỏ mà có võ như tôm hoa anh đào thì họ ăn. Tôm này cực ngọt và ngon luôn nha các bạn, nhìn như con tép của mình nhưng rất ngọt. Mira rất thích ăn sakura ebi, đặc biệt dùng làm tempura hay ăn sống theo kiểu sashimi với cơm như trong hình cũng rất ngon !

Vì sao người Nhật không ăn tôm hùm đất ? - Mira Chan's kitchen

Nguồn ảnh Internet – Sakura ebi ăn sống với cơm và Wasabi

Vì sao Việt Nam không nuôi tôm hùm đất?

Nhiều chuyên gia thuỷ sản cho hay tôm hùm đất gây tác hại “khủng khiếp” cho nông nghiệp, phát tán nhiều loại bệnh dịch.

Bạn đang xem: Vì sao Việt Nam không nuôi tôm hùm đất?

Tôm hùm đất (tên khoa học Procambarus clarkii) nuôi ở nhiều tỉnh của Trung Quốc. Nikkei (Nhật Bản) cho hay loài này mang lại giá trị kinh tế gần 40 tỷ USD cho Trung Quốc trong năm 2018, là sinh kế của hơn 5,2 triệu nông dân, đầu bếp và phục vụ nhà hàng. Ở Mỹ, tôm hùm đất cũng tạo ra giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Gần đây, loài này được bán nhiều tại Việt Nam. Một số nhà hàng lớn đã đưa món tôm hùm đất vào thực đơn. Dù vậy, việc nuôi, kinh doanh tôm hùm đất lại bị cấm do vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Xem thêm: Hướng dẫn làm món lẩu cá chép giòn thơm ngon khó cưỡng

Lý giải “vì sao tôm hùm đất đã chứng minh được hiệu quả kinh tế ở Mỹ, Trung Quốc mà Việt Nam lại cấm?”, tiến sĩ Nguyễn Quang Huy (Viện phó Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) nói đưa loài này vào nuôi ở Việt Nam có thể đem lại chút lợi ích trước mắt, nhưng tác hại gây ra cho nông nghiệp rất khủng khiếp, kéo dài. Chúng bò nhanh, phát tán rộng, khó tiêu diệt hơn ốc bươu vàng.

Vì sao Việt Nam không nuôi tôm hùm đất?
Tôm hùm đất bị cấm nuôi, kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: Trung Dũng

Việt Nam đã nhập khẩu tôm hùm đất từ Trung Quốc, nuôi thử nghiệm ở tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình và Hà Nam vào năm 2006. Kết quả cho thấy loài này sống ẩn nấp trong rễ cây ven sông hồ, thậm chí bò lên cạn thở bằng oxy, thường đào hang sâu 1-2 m nên có khả năng phá hủy hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.

Chúng còn là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa.

Ông Huy cho rằng Trung Quốc có thể nuôi trồng loài tôm này vì điều kiện đất đai rộng lớn, có nhiều thủy vực tự nhiên không canh tác hoa màu. Còn Việt Nam, đa số diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước với thửa ruộng nhỏ, tôm hùm đất phát tán ra ngoài sẽ phá hoại mùa màng.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tôm hùm đất không có giá trị kinh tế cao.

Thịt của chúng rất ít, một cân giá 400.000 đồng song chỉ có ba lạng thịt, còn lại toàn vỏ. “So với các loài tôm bản địa như tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh thì không thể ngon bằng. Nhiều người ăn tôm hùm đất vì lạ miệng, lâu dần sẽ chán”, ông Hùng nói.

Ông Hùng nói Trung Quốc đang phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ về môi trường sinh thái do tôm hùm đất gây ra, điển hình là việc chúng phá hoại ở dọc sông Trường Giang.

Xem thêm: Cách làm tôm cháy bơ tỏi ngon, giòn thơm, đơn giản dễ làm

“Việt Nam sở hữu nhiều loài thủy sản có thể tập trung phát triển thành nguồn lợi lớn, tại sao phải chọn nuôi một loài mới từ nước ngoài khi biết nó đem lại quá nhiều rủi ro cho nông dân?”, ông Hùng nêu quan điểm và cho rằng “không thể thấy nước khác nuôi con gì mình cũng chạy theo”.

Trước khi đưa loài mới vào nuôi trồng, cơ quan quản lý phải cân nhắc kỹ càng yếu tố kinh tế, môi trường.

Cùng quan điểm, ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Bảo tồn Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), đánh giá tôm hùm đất làm giảm sự đa dạng của các loài thực vật thủy sinh bậc cao, thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng.

Chúng tương tác với các loài xâm lấn khác làm giảm các quần thể động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối quan hệ ăn thịt và cạnh tranh.

Vì lẽ đó, tôm hùm đất không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn được ghi nhận là loài xâm hại tại Trung Quốc, Nhật Bản, Kenya, Ai Cập, Uganda, Zambia, Mexico, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…

[external_footer]

Leave a Reply